Skip to main content

Edmund Husserl Tiểu sử | Tham khảo | Trình đơn chuyển hướnghttp://plato.stanford.edu/entries/husserl/2. http://plato.stanford.edu/entries/husserl/

Sinh 1859Mất 1938Người ProstějovNhà văn Áo thế kỷ 19Nhà văn Đức thế kỷ 19Triết gia thế kỷ 19Nhà văn Áo thế kỷ 20Nhà triết học Đức thế kỷ 20Nhà văn Đức thế kỷ 20Nhà triết học ÁoNhà triết học châu Âu lục địaNgười cải đạo từ Giáo hội Luther sang Do Thái giáoHọc giả DescartesNgười Do Thái ĐứcNhà logic học ĐứcTín hữu Giáo hội Luther ĐứcCựu sinh viên Đại học Humboldt BerlinCựu sinh viên Đại học LeipzigNhà triết học LutherNhà triết học Do TháiCựu sinh viên Đại học Martin Luther Halle-WittenbergNhà bản thể họcNhà hiện tượng họcNhà triết học toán họcNhà triết học tinh thầnGiảng viên Đại học FreiburgGiảng viên Đại học GöttingenCựu sinh viên Đại học ViênNam nhà văn ĐứcEdmund Husserl


2. http://plato.stanford.edu/entries/husserl/












Edmund Husserl




Bách khoa toàn thư mở Wikipedia






Buớc tưới chuyển hướng
Bước tới tìm kiếm


















Edmund Gustav Albrecht Husserl




Edmund Husserl 1900.jpg
Edmund Husserl

Thời kỳTriết học thế kỷ 20
VùngTriết học phương Tây
Trường pháiHiện tượng học
Đối tượng chính

Nhận thức luận, Toán học
Tư tưởng nổi bật

Ngưng hãm, Tri thể, Tri hoạt, Giảm trừ yếu tính, Lưu nạp và Dàn nạp, Hiện tượng học, Tính liên chủ thể, Chiêu cảm, Ý thức thời gian, Đóng ngoặc, Chủ thể tính siêu nghiệm, Giảm trừ siêu nghiệm, Chất liệu cảm giác

Edmund Gustav Albrecht Husserl (8/4/1859 – 27/4/1938) là một nhà triết học Đức, đã thiết lập nên trường phái hiện tượng học. Trong các tác phẩm sơ kỳ của ông, ông đã triển khai các phê phán về chủ nghĩa duy sử và chủ nghĩa duy tâm lý học ở trong logic học dựa trên các phân tích về ý hướng tính. Trong tác phẩm giai đoạn chín muồi của mình, ông đã tìm cách triển khai một khoa học nền tảng có hệ thống dựa trên cái được gọi là giảm trừ hiện tượng học. Ông cho rằng ý thức siêu nghiệm thiết lập những giới hạn của mọi tri thức khả hữu, từ đó Husserl đã định nghĩa lại hiện tượng học như là một loại hình triết học duy tâm siêu nghiệm. Tư tưởng của Husserl đã ảnh hưởng một cách sâu sắc đến bối cảnh triết học thế kỷ XX, và ông vẫn là một nhân vật chủ chốt ở trong triết học đương đại cho đến nay.



Tiểu sử |


Husserl sinh ngày 8 tháng 4 năm 1859 ở Prossnitz (Moravia), trong một gia đình Do Thái phi chính thống, sau này ông đã cải sang đạo Tin lành. Trong những năm 1876-78, Husserl nghiên cứu thiên văn học ở Leipzig, ở đó ông cũng đã chú ý đến các giáo trình về toán, lý và triết học. Ông tìm đến Wilhelm Wundt nghe giảng về triết học. (Wundt là người đầu tiên thành lập viện tâm lý học thực nghiệm). Giáo viên cố vấn của Husserl lúc này là Thomas Masaryk, học trò cũ của Brentano, người sau này đã trở thành tổng thống đầu tiên của Tiệp Khắc. Từ năm 1878-81 Husserl tiếp tục những nghiên cứu về toán, lý và triết học ở Berlin. Thầy dạy toán của ông bao gồm Leopold Kronecker và Karl Weierstrass, phong cách làm việc khoa học của hai ông đã ảnh hưởng một cách đặc biệt lên Husserl giai đoạn về sau. Năm 1883, ông nhận bằng tiến sĩ toán học tại Vienna, với luận đề về lý thuyết biến thiên (the theory of variations). Sau đó, ông trở lại Berlin và trở thành trợ giảng của Weierstrass. Khi Weierstrass bệnh nặng, Masaryk đề nghị Husserl trở về Vienna, nghiên cứu triết học với Franz Brentano, tác giả của Tâm lý học từ một lập trường thường nghiệm (1874). Phục dịch trong quân đội một thời gian ngắn, Husserl theo lời khuyên của Masaryk và đã nghiên cứu với Brentano từ 1884-86. Những bài giảng về tâm lý học và luận lý học của Brentano đã gieo một ảnh hưởng lâu dài lên Husserl, giúp ông có cái nhìn rộng hơn về một triết học mang tính khoa học một cách nghiêm ngặt.[1]


Sau đó, Brentano đã giới thiệu Husserl đến với đồ đệ của mình ở Halle là Carl Stumpf, được biết đến nhiều nhất qua tác phẩm Tâm lý học âm sắc (1883/90). Sự giới thiệu này đã giúp cho Husserl có thể chuẩn bị và đệ trình luận văn Về khái niệm số (On the Concept of Number, 1887) dưới sự hướng dẫn của Stumpf.[1]


Luận văn đó sau này đã được Husserl tập hợp lại và đem xuất bản coi như là chuyên khảo đầu tiên, Triết lý số học (1891). Trong tác phẩm này, Husserl đã dung hợp những khả năng của mình trong các lĩnh vực toán học, tâm lý học và triết học cốt để tạo ra một nền tảng tâm lý học cho số học (xem Willard 1984, trang 38-118; Bell 1990, trang 31-84). Thế nhưng, sách này đã bị phê bình ngay từ thuyết tâm lý nền tảng của nó bởi Gottlob Frege. Dường như Husserl đã lấy làm nghiêm trọng trước phê bình đó của Frege (xem Føllesdal 1958), mặc dù phê bình đó chưa nắm rõ được mục đích mà tác giả của Triết lý số học đặt ra xem logic như là một nhánh của tâm lý học, coi như logic thuộc về một "thuyết tâm lý nặng ký" (Mohanty 1982, trang 20). Du thế nào đi nữa thì Husserl cũng đã tấn công một cách kịch liệt về loại hình của thuyết tâm lý (lên đến 18 sự phản đối cả thảy) và đã phát triển nên phương pháp triết học mà ngày nay ông đã trở nên nổi tiếng nhờ nó: hiện tượng học.[1]


Tác phẩm hiện tượng học đầu tiên được xuất bản vào năm 1900/01, gồm 2 tập, Các nghiên cứu logic. Tập I chứa đựng sự công kích mạnh mẽ chống lại thuyết tâm lý (psychologism), trái lại, tập II (dài hơn), gồm 6 nghiên cứu "nhận thức luận" và "tâm lý học mô tả", trong đó: (i) biểu thức và ý nghĩa; (ii) cái phổ quát; (iii) hữu thể học hình thức về thành phần và toàn thể (tiểu-toàn phần học); (iv) cấu trúc tiểu toàn phần và cấu trúc "cú pháp" của ý nghĩa; (v) bản chất và cấu trúc của ý hướng tính; (vi) sự tương quan giữa chân lý, trực giác và tri nhận. Ở giai đoạn này, Husserl gắn bó với lối giải thích của thuyết Platon mà ông trích xuất từ các ý tưởng của Hermann Lotze, mà đặc biệt là của Bernard Bolzano. Husserl đã tán thành thuyết Platon về ý nghĩa và nội dung tinh thần trong một lý thuyết về ý thức có chủ tâm (intentional consciousness) (xem Beyer 1996).[1]


Vào thập niên đầu của thế kỷ XX, Husserl đã chắt lọc và biến đổi một cách đáng kể phương pháp của mình thành phương pháp "hiện tượng học siêu nghiệm" (transcendental phenomenology). Phương pháp này khiến chúng ta tập trung vào các cấu trúc yếu tính (the essential structures) cấp cho các đối tượng được tái hiện một cách ngây thơ như trong "thái độ duy nhiên" (natural attitude) (có đặc tính của cả đời sống thường nhật lẫn khoa học thường thức) đến việc "tự chúng tạo lập" nên trong ý thức. (Trong số những người đã ảnh hưởng lên Husserl có thể xem như là Descartes, Hume và Kant). Như Husserl đã giải thích chi tiết trong tác phẩm chính thứ hai của mình, Các ý tưởng (1913), rằng một viễn cảnh chung cuộc thuộc địa hạt của ý thức có chủ tâm được giả định là có thể cho phép các nhà hiện tượng học phát triển nên công cuộc giải trình khách quan một cách triệt để về những quan điểm cơ bản của họ nhắm về phía thế giới và chính họ, cùng với đó là thăm dò những sự tương kết hợp lý (rational interconnnections) của họ.[1]


Husserl đã phát triển những ý tưởng này ở Göttingen, nơi ông có được sự ủng hộ từ phía Wilhelm Dilthey, người đã ngưỡng mộ tác phẩm Các nghiên cứu logic của ông và đã giới thiệu ông đến Bộ trưởng văn hóa Phổ. Sau đó, ông đã nhận ghế giáo sư vào năm 1901. Từ 1910/11 và 1913, ông đã làm việc như là đồng biên tập viên sáng lập tờ Logos (trong số ra đầu tiên với chuyên luận của ông "Triết học như là một khoa học nghiêm ngặt", chứa đựng bài phê bình về thuyết duy nhiên/ naturalism) và Niên giám hiện tượng học và nghiên cứu hiện tượng học (mở đầu với Các ý tưởng nhắm đến một hiện tượng học thuần túy và một triết học hiện tượng học.) Husserl ở lại Göttingen mãi cho tới năm 1916. Trong khoảng thời gian này ông đã tạo ra các phát kiến triết học quan trọng nhất (Mohanty 1995), như phương pháp hiện tượng học-siêu nghiệm, cấu trúc hiện tượng học của ý thức-thời gian, vai trò nền tảng của quan niệm liên chủ thể trong hệ thống khái niệm của chúng ta, cấu trúc-chân trời về tư duy thường nghiệm đơn lập của chúng ta,... Trong các tác phẩm sau này, đáng kế trong số đó là Về hiện tượng học của ý thức thời gian nội tại (1928), Logic hình thức và logic siêu nghiệm (1929), Những suy niệm kiểu Descartes (1931), Cuộc khủng hoảng của các khoa học ở châu Âu và hiện tượng học siêu nghiệm (1954) và Kinh nghiệm và phán đoán (1939) - chúng là những kết quả của việc phát triển cao hơn và thiết đặt ở các bối cảnh mới, như công cuộc phá sản của mối liên kết giữa các quan niệm cơ bản giữa khoa học so với những nền tảng khái niệm của chúng trong "thế giới đời sống" (các phân vùng) tiền khoa học (Cuộc khủng hoảng).[1]


Vào năm 1916, Husserl đã trở thành người kế nhiệm Heinrich Rickert, giữ ghế giáo sư toàn phần ở Freiburg/Breisgau, ở đó sức làm việc của ông có phần giảm sút (Husserliana, vol. XI, XXXI). Ông đã tiếp nhận 4 bài giảng về "Phương pháp hiện tượng học và triết học hiện tượng học" ở University College, London vào năm 1922 (Husserliana, vol.XXXV). Năm 1923 ông nhận một cuộc gọi từ Berlin, nhưng từ chối. Husserl về hưu năm 1928, người kế nhiệm Husserl là trợ giảng trước đây của ông (và của Rickert) Martin Heidegger (tác giả của công trình Hữu thể và thời gian được ấn hành trong Niên giám của Husserl vào năm 1927). Năm 1929 Husserl đã chấp nhận lời mời đến Paris. Những bài giảng ở đó đã được xuất bản thành Những suy niệm kiểu Descartes (1931). Cùng năm đó, Husserl đã nhận một số cuộc nói chuyện về "Hiện tượng học và nhân học", bấy giờ ông đã tiến hành phê phán hai "đối cực" của mình là Heidegger và Max Scheler (Husserl 1997). Năm 1933 Hitler tiếp quản Đức. Husserl nhận cuộc gọi từ Los Angeles nhưng đã từ chối. Vì tổ tiên là người Do Thái, ông đã bị hắt hủi và cách ly. Năm 1935 ông đã nhận một chuỗi bài thỉnh giảng ở Prague, kết quả ở đó là tác phẩm chính cuối đời của ông, Cuộc khủng hoảng.[1]


Edmund Husserl qua đời vào ngày 27 tháng 4 năm 1938 ở Freiburg. Các bản thảo của ông để lại (tổng cộng hơn 40000 trang) được hợp thức bởi Franciscan Herman Leo Van Breda, sau đó đã chuyển sang Leuven (Bỉ), ở đó thư khố Husserl đầu tiên được thành lập vào năm 1939. (Ngày nay, còn có nhiều thư khố khác đặt ở Freiburg, Cologne, Paris, New York và Pittsburgh.) Kể từ năm 1950 các thư khố Husserl tiến hành biên tập và xuất bản toàn tập Husserl, Husserliana.[1]



Tham khảo |



  1. ^ aăâbcdđe http://plato.stanford.edu/entries/husserl/.  |tựa đề= trống hay bị thiếu (trợ giúp)


2. http://plato.stanford.edu/entries/husserl/









Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Edmund_Husserl&oldid=44252326”










Trình đơn chuyển hướng



























(window.RLQ=window.RLQ||[]).push(function()mw.config.set("wgPageParseReport":"limitreport":"cputime":"0.148","walltime":"0.208","ppvisitednodes":"value":915,"limit":1000000,"ppgeneratednodes":"value":0,"limit":1500000,"postexpandincludesize":"value":35192,"limit":2097152,"templateargumentsize":"value":8363,"limit":2097152,"expansiondepth":"value":14,"limit":40,"expensivefunctioncount":"value":0,"limit":500,"unstrip-depth":"value":0,"limit":20,"unstrip-size":"value":2356,"limit":5000000,"entityaccesscount":"value":0,"limit":400,"timingprofile":["100.00% 172.393 1 -total"," 69.72% 120.188 1 Bản_mẫu:Bảng_tóm_tắt_triết_gia"," 65.30% 112.579 1 Bản_mẫu:Infobox_person"," 59.14% 101.956 1 Bản_mẫu:Hộp_thông_tin"," 21.34% 36.797 1 Bản_mẫu:Tham_khảo"," 18.48% 31.863 1 Bản_mẫu:Infobox"," 17.25% 29.732 1 Bản_mẫu:Chú_thích_web"," 10.54% 18.173 5 Bản_mẫu:Br_separated_entries"," 7.11% 12.256 2 Bản_mẫu:Collapsible_list"," 3.99% 6.873 1 Bản_mẫu:Danh_sách_không_dấu_đầu_dòng"],"scribunto":"limitreport-timeusage":"value":"0.043","limit":"10.000","limitreport-memusage":"value":2152798,"limit":52428800,"cachereport":"origin":"mw1326","timestamp":"20190430111612","ttl":2592000,"transientcontent":false););"@context":"https://schema.org","@type":"Article","name":"Edmund Husserl","url":"https://vi.wikipedia.org/wiki/Edmund_Husserl","sameAs":"http://www.wikidata.org/entity/Q58586","mainEntity":"http://www.wikidata.org/entity/Q58586","author":"@type":"Organization","name":"Nhu1eefng ngu01b0u1eddi u0111u00f3ng gu00f3p vu00e0o cu00e1c du1ef1 u00e1n Wikimedia","publisher":"@type":"Organization","name":"Wikimedia Foundation, Inc.","logo":"@type":"ImageObject","url":"https://www.wikimedia.org/static/images/wmf-hor-googpub.png","datePublished":"2011-09-08T17:31:29Z","dateModified":"2018-10-30T16:02:47Z","image":"https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/8/8f/Edmund_Husserl_1900.jpg","headline":"Nhu00e0 su00e1ng lu1eadp triu1ebft hu1ecdc tru01b0u1eddng phu00e1i hiu1ec7n tu01b0u1ee3ng hu1ecdc ."(window.RLQ=window.RLQ||[]).push(function()mw.config.set("wgBackendResponseTime":154,"wgHostname":"mw1258"););

Popular posts from this blog

He _____ here since 1970 . Answer needed [closed]What does “since he was so high” mean?Meaning of “catch birds for”?How do I ensure “since” takes the meaning I want?“Who cares here” meaningWhat does “right round toward” mean?the time tense (had now been detected)What does the phrase “ring around the roses” mean here?Correct usage of “visited upon”Meaning of “foiled rail sabotage bid”It was the third time I had gone to Rome or It is the third time I had been to Rome

Bunad

Færeyskur hestur Heimild | Tengill | Tilvísanir | LeiðsagnarvalRossið - síða um færeyska hrossið á færeyskuGott ár hjá færeyska hestinum